TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực

Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia

Bài viết từ TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực: 8 điểm sáng, 6 thách thức và 6 nhóm giải pháp cho kinh tế Việt Nam

TS. Cấn Văn Lực: 8 điểm sáng, 6 thách thức và 6 nhóm giải pháp cho kinh tế Việt Nam

Thời sự

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, thị trường bất động sản phục hồi còn chậm, vẫn đang gặp phải 4 vấn đề thách thức lớn (về pháp lý, quy hoạch và quỹ đất, quan hệ cung - cầu và giá còn cao, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp còn lớn) và cần thời gian để phục hồi.

TS. Cấn Văn Lực: 10 điểm mới quan trọng và những tác động của Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023)

TS. Cấn Văn Lực: 10 điểm mới quan trọng và những tác động của Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023)

Nghiên cứu - Phản biện

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023) gồm 10 chương, 83 điều, trong đó có nhiều điểm mới quan trọng, tác động đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi cùng với Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi là bước tiến lớn về hoàn thiện thể chế, thúc đẩy thị trường đất đai, xây dựng và bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững hơn.

Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2024 "đón cơ hội trong vận hội mới”

Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2024 "đón cơ hội trong vận hội mới”

Nhận định thị trường

Trong giai đoạn 2022-2023 bất động sản Việt Nam trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của đông đảo giới chuyên gia và nhà đầu tư cả nước. Và càng là tâm điểm bàn luận khi thị trường bước sang năm 2024 - một chu kỳ phát triển mới, vận hội mới.

TS. Cấn Văn Lực phân tích 10 điểm mới nổi bật và những tác động căn bản của Luật Đất đai 2024

TS. Cấn Văn Lực phân tích 10 điểm mới nổi bật và những tác động căn bản của Luật Đất đai 2024

Nghiên cứu - Phản biện

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá 10 điểm mới nổi bật của Luật Đất đai sửa đổi (2024) và đưa ra 6 nhóm kiến nghị căn bản trong quá trình hoàn thiện thể chế, thực thi chính sách trong lĩnh vực đất đai và thị trường bất động sản.

TS. Cấn Văn Lực: Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi

TS. Cấn Văn Lực: Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi

Thời sự

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, ngày 5/1, TS. Cấn Văn Lực đã nêu 3 điểm nhấn đã đạt được trong năm 2023, 3 bài học kinh nghiệm, 4 nhận định cho năm 2024 và 5 kiến nghị giải pháp.

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đã dần hồi phục từ tháng 5/2023

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đã dần hồi phục từ tháng 5/2023

Chuyển động Đô thị

Theo TS. Cấn Văn Lực, thị trường bất động sản thời điểm hiện tại đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, từ tháng 5/2023 đến nay đang dần phục hồi, quý 2 tốt hơn quý 1.

TS. Cấn Văn Lực: Khoảng 30-50% khó khăn, vướng mắc chính của thị trường BĐS đã được tháo gỡ

TS. Cấn Văn Lực: Khoảng 30-50% khó khăn, vướng mắc chính của thị trường BĐS đã được tháo gỡ

Thời sự

TS. Cấn Văn Lực cho rằng thị trường BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất cả về tài chính, giao dịch và về tháo gỡ những vướng mắc chính cho các dự án. Đây là yếu tố rất quan trọng để lấy lại niềm tin cho thị trường.

Bất động sản nhiều điểm sáng và triển vọng tích cực trong năm 2024

Bất động sản nhiều điểm sáng và triển vọng tích cực trong năm 2024

Chuyển động Đô thị

Bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế thì hiện nay niềm tin khách hàng được củng cố, nguồn cung dần cải thiện và sự phát triển của các công nghệ mới sẽ giúp thị trường bất động sản trong 2024 phát triển mạnh mẽ.

TS. Cấn Văn Lực: Chính sách tiền tệ “nới lỏng” nhưng “linh hoạt” để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế

TS. Cấn Văn Lực: Chính sách tiền tệ “nới lỏng” nhưng “linh hoạt” để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế

Tài chính bất động sản

Theo TS. Cấn Văn Lực, thời điểm hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Phát triển thị trường bất động sản bền vững: Cần những giải pháp căn cơ

Phát triển thị trường bất động sản bền vững: Cần những giải pháp căn cơ

Tin tức

Từ thực tế thị trường BĐS và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chuyên gia đã đề xuất loạt giải pháp căn cơ trong việc tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển thị trường BĐS.

2 Thông tư của NHNN khơi thông nguồn lực cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp

2 Thông tư của NHNN khơi thông nguồn lực cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp

Tin tức

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN vừa ban hành liên tiếp 2 Thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hộ kinh doanh và DN, tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng tiếp cận vốn.

Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn lý tưởng để “săn hàng“

Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn lý tưởng để “săn hàng“

Thị trường

Thời điểm này là thách thức với những DN, nhà đầu tư yếu năng lực tài chính, kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì” nhưng là cơ hội “săn hàng” lý tưởng cho những DN, nhà đầu tư có dòng tiền mạnh, phát triển đường dài.

Xem thêm

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh là chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Hiện bà đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Tính đến hiện tại, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh và CIEM đã chủ trì thực hiện nhiều đề án về các mô hình kinh tế mới nhằm tạo thêm không phát triển cho Việt Nam như mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế sáng tạo… TS. Nguyễn Thị Hồng Minh có bằng Thạc sĩ Đại học Flinders (Úc), chuyên ngành kinh tế thương mại quốc tế năm 2005. Năm 2013, bà nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trước khi trở thành Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng tại các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ trưởng, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia). TS. Minh cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI (2012-2017), khóa XII (2017-2022).

TS. Võ Trí Thành

TS. Võ Trí Thành

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

TS. Võ Trí Thành nguyên là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ông nổi tiếng với vai trò phân tích kinh tế và tư vấn về các vấn đề như thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực, phát triển tài chính và chính sách vĩ mô. Ngoài ra, ông còn đặc biệt quan tâm đến cải cách thể chế và phát triển kinh tế. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, như Giải thưởng Helen Hughes cho sinh viên Thạc sĩ xuất sắc tại NCDS, ANU (1992-1993), Giải thưởng đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cho tác động chính sách của Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia năm 2001, và Huy chương 2 cho nghiên cứu xuất sắc về Phát triển (GDN, 2005). Ngoài ra, ông còn được vinh danh với Giải thưởng ANU công nhận sự đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế Việt Nam (2008) và Giải thưởng Cựu sinh viên xuất sắc Úc (2011).

TS. Vũ Tiến Lộc

TS. Vũ Tiến Lộc

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Đại biểu quốc hội

Trước khi giữ chức vụ Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC, TS Vũ Tiến Lộc được biết đến là một chính khách có tư duy đổi mới. Trên cương vị là Đại biểu Quốc hội trong suốt 5 nhiệm kỳ: XI, XII, XIII, XIV, XV (2002 - 2026) và Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI 3 nhiệm kỳ (2003 – 2021), TS. Vũ Tiến Lộc được xem là người để lại nhiều dấu ấn trên nghị trường và cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp cũng như cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư kinh doanh và công cuộc hội nhập của Việt Nam. Bên cạnh đó, TS. Vũ Tiến Lộc còn là người đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác trong nhiều tổ chức và các diễn đàn chính trị, kinh tế xã hội khác của Việt Nam và quốc tế như: Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối tác Công Tư của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương APEC (ABAC), Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam (PECC), Thành viên Ban lãnh đạo Liên đoàn các Phòng thương mại thế giới (WFC)... Ông cũng tham gia trực tiếp vào việc thúc đẩy các Hiệp định thương mại tự do và chủ trì nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư lớn ở tầm quốc gia, góp phần đưa các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ông cũng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu như Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng nhiều trường đại học khác cả trong và ngoài nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

TS. Nguyễn Sĩ Dũng là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị và xã hội. Ông được biết đến là một nhà phản biện xã hội và chuyên gia về khoa học chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận và đề xuất các chính sách quan trọng của đất nước. Những quan điểm và tư duy của ông không chỉ được đánh giá cao về tính khách quan mà còn về tính thời sự và sâu sắc, thậm chí được một số cơ quan báo chí sử dụng như diễn đàn để thảo luận và chia sẻ với độc giả. Ông cũng từng là một trong 12 thành viên của Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực

Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

TS. Cấn Văn Lực hiện là Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV. Ông là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia và Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC). Ngoài ra, ông từng làm việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington D.C. và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại TP Boston, Mỹ năm 2008.Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) và Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA, chuyên ngành Kinh tế tài chính) tại Đại học Monash - Australia, đều bằng học bổng của Chính phủ Australia. Ông cũng là Nghiên cứu viên theo Chương trình Học bổng (Fulbright) Humphrey và Nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Kennedy - Đại học Harvard trong những năm 2007-2009. Với kiến thức sâu rộng và cái nhìn sắc bén về vấn đề kinh tế, ông đã được mời làm giảng viên khách mời cho các khóa học MBA tại Đại học Monash (Úc), Đại học Boston (Hoa Kỳ) và các trường đại học lớn tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua. Ông cũng là diễn giả khách mời thường xuyên cho các chương trình truyền hình khác nhau, các vấn đề về kinh tế, tài chính ngân hàng và các hội nghị kinh tế/tài chính. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết được xuất bản trên các tạp chí quốc tế hàng đầu như Journal of Financial Services Research, Journal of Asia-Pacific Economy, China Ecomonic Review, Journal of Asset Management và ASEANFocus.

TS. Lê Xuân Nghĩa

TS. Lê Xuân Nghĩa

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Năm 1986, TS. Lê Xuân Nghĩa theo học và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Merseburg, Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau đó ông lấy bằng chuyên gia nghiên cứu sau Tiến sĩ của Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng với hơn 50 năm kinh nghiệm; có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho nhiều Thủ tướng Việt Nam và Lào. Với kiến thức sâu rộng và cái nhìn sắc bén về vấn đề kinh tế, ông đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc định hình chính sách kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, ông cũng từng tham gia vào HĐQT và là cố vấn kinh tế cho nhiều ngân hàng, Doanh nghiệp. góp phần quan trọng vào việc định hình chính sách kinh tế của Việt Nam.

PGS.TS Trần Đình Thiên

PGS.TS Trần Đình Thiên

Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam

PGS.TS. Trần Đình Thiên tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Tổng hợp Hà Nội, có bằng Kinh tế học Chính trị năm 1979. Ông nhận học vị Tiến sĩ Kinh tế học Chính trị tại Viện Kinh tế học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô vào năm 1991, và được phong hàm Phó giáo sư năm 2002. Ông Trần Đình Thiên là một trong những nhà tư vấn chính sách vĩ mô hàng đầu của Việt Nam, nhận được nhiều tín nhiệm của Chính phủ. Ông là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, PGS. TS. Trần Đình Thiên hiện là Ủy viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và từng là thành viên của Hội đồng lý luận Trung ương. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, là một diễn giả uy tín và tác giả có tầm ảnh hưởng lớn. Ông đã tham gia nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cấp quốc gia và cấp bộ về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là Tổng thư ký của hai chương trình nghiên cứu quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ông cũng tham gia các nghiên cứu chuyên đề phục vụ xây dựng các văn kiện của Đảng và Nhà nước, bao gồm các văn kiện đại hội Đảng. Nhiều công trình nghiên cứu của PGS. TS. Trần Đình Thiên được công bố trên các tạp chí chuyên ngành: Nghiên cứu kinh tế, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Vietnam’s Socio Economic Development, Tia sáng… Ông là đồng tác giả của nhiều đầu sách: Một số vấn đề về công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam; Chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế; Kinh tế các nước Đông Nam Á: Thực trạng và triển vọng; Công nghiệp hóa và phát triển các ngành then chốt, mũi nhọn ở Việt Nam…

TS. Nguyễn Đức Kiên

TS. Nguyễn Đức Kiên

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Ông Nguyễn Đức Kiên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tự động hóa ở Trường Đại học Giao thông Vận tải. Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Cộng hòa Liên bang Đức năm 1997 và chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi nhận được lời khuyên từ các Thủ trưởng cũ, ông Kiên quyết định về nước và bắt đầu sự nghiệp chính trị với cương vị chuyên viên tại Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương. 6 năm sau, ông Kiên được bổ nhiệm lên làm Vụ trưởng Vụ Công nghiệp. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ khác nhau: Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; Phó Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng; Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa XIII; Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ông Kiên được biết đến với những phát biểu thẳng thắn mà theo ông là dựa trên "khoa học, kết quả nghiên cứu chứ không phát biểu theo cảm tính". Việc ông lên làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ gắn với trách nhiệm phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án và chính sách phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Tổ Tư vấn kinh tế cũng tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng trình Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng.

ĐBQH Phan Đức Hiếu

ĐBQH Phan Đức Hiếu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV Đại biểu Quốc hội Khóa XV

Ông Phan Đức Hiếu tốt nghiệp Thạc sĩ tại Khoa Luật, đại học Maastricht, Vương quốc Hà Lan. Ông đã có 24 năm công tác tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và là Phó Viện trưởng trước khi trở thành Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Argentina. Với vai trò là Đại biểu Quốc hội Khóa XV, ông đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời kết hợp chặt chẽ với tỉnh Thái Bình để có những quyết sách đúng đắn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Ông Phan Đức Hiếu cũng là một trong những chính trị gia trực tiếp soạn thảo nhiều chính sách về phát triển doanh nghiệp, đầu tư (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư).

PGS.TSKH Võ Đại Lược

PGS.TSKH Võ Đại Lược

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới

PGS. TSKH. Võ Đại Lược có 21 năm đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, từ năm 1983 đến năm 2004. Ông là Thành viên Tổ tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải. Trong nhiều năm công tác, PGS. TSKH. Võ Đại Lược là chủ nhiệm nhiều chương trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Hiện PGS.TSKH Võ Đại Lược đang làm việc tại Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Lên đầu trang
Top