Bài viết từ TS. Võ Trí Thành

Anh hùng Lao động Thái Hương: Sự tử tế là hạt giống ươm mầm cho tương lai
Kinh tế tư nhânSức khỏe và trí tuệ của trẻ em hôm nay là sức mạnh của dân tộc ngày mai. Chính vì vậy, không có gì thúc đẩy bà Thái Hương mạnh mẽ hơn khát vọng nâng cao tầm vóc và sức khỏe cho thế hệ tương lai... Điều giúp TH luôn giữ vững ranh giới giữa đúng và sai, giữa lợi nhuận và lương tri, chính là niềm tin mãnh liệt vào sự tử tế. Và chính điều đó sẽ là hạt giống ươm mầm cho tương lai của chúng ta.

TS. Võ Trí Thành: Vững niềm tin, sục sôi khát vọng, doanh nghiệp tư nhân sẽ “làm nên chuyện”
Kinh tế tư nhânKhu vực kinh tế tư nhân, nòng cốt là các doanh nghiệp, đang được khoác lên mình sứ mệnh lịch sử đối với tương lai thịnh vượng của quốc gia, dân tộc. Đây là cơ hội chưa từng có để lực lượng này tạo nên bước nhảy vọt và thực sự "lớn mạnh".

TS. Võ Trí Thành: Quỹ nhà ở quốc gia nên thiết kế linh hoạt, tập trung hỗ trợ người mua nhà lần đầu
Chính sách & cuộc sốngQuỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là một giải pháp quan trọng giúp giải quyết bài toán nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại các đô thị lớn. Trong cuộc trò chuyện với Reatimes, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, việc triển khai Quỹ nhà ở quốc gia là cần thiết, xong cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả lâu dài, bền vững.

Nâng cao nội lực, tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế
Tầm vóc Việt NamChớp lấy thời cơ, tận dụng nguồn lực bên ngoài để nâng cao nội lực, tạo ra sức bật mới là yêu cầu cấp thiết mà bối cảnh đang đặt ra, thúc đẩy Việt Nam phải quyết liệt thực hiện đến cùng.

Thí điểm “đất khác” trong phát triển dự án nhà ở: Nên ưu tiên cho phân khúc giá rẻ và nhà ở xã hội
Thị trườngNgày 15/3, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024.

Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần IV: Cùng doanh nghiệp “đặt nền móng” cho chu kỳ phát triển mới
VNREAVào ngày 15/3 tới đây tại Hà Nội, Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần thứ IV sẽ trở lại trong bối cảnh những “sóng gió” của thị trường bất động sản năm 2023 đã lùi lại phía sau. Trước mắt, thị trường năm 2024 sẽ là vận hội của những người dám nhìn vào sự thật và có biện pháp xử lý cũng như hướng đi an toàn, bền vững.

Trong sóng gió, vững niềm tin!
Đối thoạiPhía trước còn nhiều khó khăn, thậm chí sóng gió, song chúng ta có lý do để tin vào một kết quả tích cực hơn trong phát triển kinh tế năm 2024 và nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản. Và với quyết tâm lớn, công cuộc cải cách không ngơi nghỉ, hy vọng rằng Việt Nam sẽ tạo dựng được những nền tảng cơ bản, để bứt phá phát triển trong giai đoạn tới.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố tin vui đầu năm
Nhận định thị trườngTrong tháng đầu tiên của năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với nhiều kết quả tích cực, doanh thu quý sau cao hơn quý trước. Một số doanh nghiệp còn ghi nhận lợi nhuận quý cuối năm 2023 cao hơn cùng kỳ năm 2022. Giới chuyên gia cho rằng, đây sẽ là động lực để kỳ vọng tình hình sức khoẻ các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2024.

TS. Võ Trí Thành: Nửa cuối năm, thị trường bất động sản sẽ “bớt khó” hơn
Nghiên cứu - Phản biệnTheo TS. Võ Trí Thành, muốn khôi phục niềm tin cũng như sự tăng trưởng thị trường BĐS, trong điều hành chính sách phải luôn luôn gắn BĐS với ổn định kinh tế vĩ mô và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính.

Những xu hướng mới của đô thị hóa đang tạo nên triển vọng cho thị trường chung cư trung, cao cấp Hà Nội
Thị trườngĐộng lực tăng trưởng của phân khúc chung cư trung - cao cấp không chỉ đến từ lực cầu mạnh mà còn nhờ vào những xu hướng mới của đô thị hóa - đang tạo ra thay đổi lớn về các tiêu chí lựa chọn không gian sống.

Mấu chốt hiện nay là tháo “ngòi nổ“ trái phiếu
Ngân hàngTS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, dòng tiền đang bị tắc nghẽn, do đó cần phải tháo gỡ các nút thắt để doanh nghiệp tiếp cận được vốn với chi phí hợp lý.

Duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% giúp ngăn chặn nguy cơ "chảy máu" vốn
Ngân hàngTS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở mức 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới lỏng hơn thì áp lực lên tỷ giá còn lớn...
Xem thêm

TS. Vũ Đình Ánh
TS. Vũ Đình Ánh là chuyên gia cao cấp về kinh tế, tài chính, ngân hàng và bất động sản. Ông từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính). Trong sự nghiệp của mình, TS. Vũ Đình Ánh tham gia tích cực các hoạt động học thuật như viết báo cáo cho Bộ Tài chính, Viện Khoa học Tài chính; viết hơn 200 bài nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam và quốc tế, tài chính doanh nghiệp, bất động sản… TS. Vũ Đình Ánh còn tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cho cán bộ tài chính Việt Nam; Giảng dạy và tiến hành nghiên cứu trong các Khóa đào tạo Sau đại học tại Học viện Tài chính, Viện Kinh tế Việt Nam (VASS); Tham gia xây dựng Chiến lược tài chính tiền tệ giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam; Tham gia Dự án nghiên cứu Nhà nước về an ninh tài chính trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực kinh tế, tài chính.

TS. Lê Duy Bình
TS. Lê Duy Bình lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Ông được biết đến là chuyên gia kinh tế - tài chính thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về chuyển biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, các động lực tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách tài khóa - tiền tệ, kinh tế số, thu hút đầu tư... TS. Lê Duy Bình hiện đang dẫn dắt đội ngũ Economica Việt Nam đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn như: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; Cải cách ngân hàng; Phát triển kinh tế địa phương; Quản trị kinh tế; Chính sách công, nghiên cứu và tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô; Cải cách pháp lý; Tài chính công, chi tiêu công; Cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE); Phát triển kinh doanh nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị; Phát triển hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại công và tư; Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; Quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)... Ông cũng là chuyên gia có đóng góp nhiều kiến giải cho Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật sư Lê Cao
Luật sư Lê Cao tốt nghiệp bằng Thủ khoa tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế, sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông hiện là Luật sư điều hành của Công ty Luật FDVN, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Luật Huế, ông là Trọng tài viên và là Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Miền Trung - MCAC. Đến nay ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Kinh Doanh Thương mại, Sở hữu Trí Tuệ, Kính doanh bất động sản, Đầu tư Dự án, Đất đai, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Lao động,... Trước khi giữ vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc, là Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN, LS. Lê Cao cũng từng đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp chế, Trưởng ban pháp chế và Phó tổng Giám đốc phụ trách pháp chế cho Ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn ...

PGS. TS Trần Kim Chung
PGS.TS. Trần Kim Chung nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Trong gần 40 năm công tác, PGS.TS. Trần Kim Chung, đã được tín nhiệm giao phụ trách nhiều vị trí quan trọng tại Viện và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên bình diện tư vấn chính sách, ông đã tham gia và chủ trì nhiều nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị nhiều chính sách và được thể hiện thành văn bản của Đảng và nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế. Trên bình diện nghiên cứu khoa học, ông đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ… Trên bình diện quốc tế, ông là thành viên của nhiều tổ chức và Hiệp hội nghiên cứu kinh tế quốc tế và đã có nhiều công bố quốc tế. PGS. TS. Trần Kim Chung là Thành viên Project LINK (Linking National Economic Models); Thành viên Hội đồng kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooporation Council); Thành viên Hiệp hội các Think Tank Châu Á). Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông là giáo viên kiêm giảng, thỉnh giảng của nhiều Học viện, Trường Đại học hàng đầu của Việt Nam và đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, nghiên cứu sinh.

TS. Nguyễn Đình Cung
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ông cũng từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giai đoạn 2011 - 2021. TS. Nguyễn Đình Cung tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế ngoại thương tại trường Đại học Kinh tế Praha, Tiệp Khắc (cũ), năm 1982. Sau đó, ông lấy bằng thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Manchester (Anh). Và có bằng tiến sĩ ngành Kinh tế Phát triển của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). TS. Nguyễn Đình Cung là một trong những chuyên gia chủ chốt tham gia soạn thảo các Luật Đầu tư Nước ngoài (1987), Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990), và là “kiến trúc sư trưởng” của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Đây là những bộ luật có ý nghĩa quan trọng với công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ tư duy bao cấp sang kinh tế thị trường.

PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường
PGS. TS. KTS. Phạm Hùng Cường là chuyên gia quy hoạch du lịch Nông nghiệp. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc sư tại Trường Đại học Xây dựng, nhận bằng Tiến sĩ Quy hoạch không gian đô thị tại trường Đại học Xây dựng. Ông công tác tại Trường Đại học Xây Dựng từ năm 1986, đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng Đại học Xây dựng từ năm 2008 - 2013 và là Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch (2013 - 2018), Tổ trưởng bộ môn Quy hoạch (2018 - 2023). Từ 2010 đến nay, ông công tác tại Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững - Uỷ viên Hội đồng Khoa học STDe. Ông từng đạt giải thưởng của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch Quốc gia: Sách (chủ biên) - Quy hoạch xây dựng Đơn vị ở. Cuốn sách này được xuất bản năm 2006 bởi Nhà xuất bản Xây dựng. Ngoài ra, ông đạt Giải thưởng của Hội kiến trúc sư Việt Nam. Giải A cuộc thi: Nhà ở nông thôn vùng bão lũ (Năm 2011).

TS. Đặng Việt Dũng
Ông Đặng Việt Dũng là Tiến sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Công trình Sông và Bờ biển, Thạc sĩ chuyên ngành Thủy lợi - Đại học Đà Nẵng, Kỹ sư chuyên ngành Đường ô tô - Khóa 12 Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông từng là Phó Chủ tịch thường trực UBND Đà Nẵng, từ tháng 6/2016. Đến tháng 2/2017, ông được điều động sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tháng 7/2018 ông được bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Hiện TS. Đặng Việt Dũng là Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
TS. Nguyễn Sĩ Dũng là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị và xã hội. Ông được biết đến là một nhà phản biện xã hội và chuyên gia về khoa học chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận và đề xuất các chính sách quan trọng của đất nước. Những quan điểm và tư duy của ông không chỉ được đánh giá cao về tính khách quan mà còn về tính thời sự và sâu sắc, thậm chí được một số cơ quan báo chí sử dụng như diễn đàn để thảo luận và chia sẻ với độc giả. Ông cũng từng là một trong 12 thành viên của Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Trần Nguyên Đán
Giảng viên chuyên ngành Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM.

TS. Huỳnh Thanh Điền
TS. Huỳnh Thanh Điền lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế phát triển tại Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2012 và đã có nhiều năm nghiên cứu, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp và tư vấn chính sách kiến tạo môi trường phát triển doanh nghiệp. Ông cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính dự án và xây dựng cấu trúc cho doanh nghiệp khởi nghiệp. TS. Huỳnh Thanh Điền cũng tích cực tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng như quản trị doanh nghiệp.